Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Cây thuộc tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), vì mang chữ Lộc trong tên nên cây rất được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
Ý nghĩa cây hoa lộc vừng
Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa.
Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thơi, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.
Công dụng của lộc vừng đối với sức khỏe
Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:
Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng
Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.