SỨ ĐỎ biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, công việc thuận lợi, đem lại hồng phúc và sự phát đạt
Cây hoa sứ còn được gọi bằng tên khác là bông sứ, cây thuộc họ Apocynaceae. Nguồn gốc xuất xứ của cây là từ Mexico, Venezuela, và vùng Trung Mỹ. Sau này, cây hoa sứ đã được du nhập nhiều sang các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới và ngày càng trở nên phổ biến.
Đặc điểm của cây hoa sứ
Đặc điểm chung của các giống cây hoa sứ là loại cây bụi, thường xanh có thân cây mập mạp và mọng nước.
- Cây có gốc và bộ rễ lớn, phình to
- Lá cây thuôn dài, phần đầu hơi tròn và mép xung quanh nhẵn. Lá có màu xanh bóng hoặc xanh xám, tập trung chủ yếu ở đầu cành.
- Hoa sứ gốc ban đầu thường có năm cánh mỏng tạo thành dạng phễu. Và chỉ có các loại màu cơ bản là trắng, hồng hoặc đỏ.
Đây là loại cây ưa nắng và điều kiện thời tiết hanh khô, không ưa điều kiện môi trường lạnh giá hay ẩm ướt. Vì thế mà cây thích hợp trồng ở miền Nam Việt Nam thay vì trồng ở miền Bắc. Trong giới cây cảnh, đây được đánh giá là một trong những cây kiểng quý, khá đắt nên thường là thú chơi của những người giàu hơn.
Công dụng của cây hoa sứ
Làm cây cảnh trang trí
Cây hoa sứ đẹp được rất nhiều người ưa chuộng và có thể trồng ở nhiều vị trí, nhiều không gian khác nhau. Cây hoa sứ có thể trồng trong chậu để đặt trang trí ở sảnh công ty, hay trước cửa văn phòng để trang trí.
Bên cạnh trồng riêng trong chậu, cây còn được trồng kết hợp với hòn non bộ, nhiều loại cây cảnh, hoa cảnh khác làm tiểu cảnh sân vườn tạo điểm nhấn cho không gian sống xung quanh.
Ngoài ra, cây hoa sứ là loài cây dễ uốn cành uốn lá nên hay được trồng trong chậu tạo thế thành cây sứ bonsai, không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Tác dụng trong y học
Tuy cây hoa sứ có chứa chất độc nhưng nếu sử dụng một liều lượng nhỏ để bào chế thuốc thì có thể chữa được một số bệnh. Chẳng hạn, chất digitalis có trong cây có thể chữa các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim xung huyết.
- Rễ cây chứa ethanol có thể giúp kìm hãm sự phát triển của trực khuẩn Bacillus subtilis. Rễ hoa sứ đem sắc lên dùng để chữa các bệnh ngoài da, bệnh da liễu và tiêu diệt lỹ chấy, rận. Ngoài ra, rễ cũng được sử dụng bào chế thuốc trị viêm mũi.
- Vỏ và thân cây được chiết xuất thành chất diệt côn trùng hiệu quả vì có độc tính khá cao.
- Nhựa mủ có thể được dùng làm thuốc chữa trị sâu răng hay các vết thương tự hoại.
Cây hoa sứ còn có tác dụng đối với động vật như bột gỗ từ thân cây có thể giúp diệt ký sinh trùng sống ở da của các loài gia súc.
Nếu phụ nữ đang mang thai không may ăn phải sẽ có thể bị sảy thai. Thế nên loài cây này còn được sử dụng bào chế thuốc phá thai hiệu quả.
Chăm sóc cây hoa sứ
Khi chăm sóc cho cây sứ, cần chú ý đến các yếu tố điều kiện tự nhiên sao cho phù hợp để cây sống lâu hơn, ra hoa nhiều, đẹp và bền hơn. Chẳng hạn, cây ưa khô hạn, cần nhiều ánh sáng và không sợ nắng gắt, hơn nữa nắng càng nhiều thì hoa nở cũng đẹp hơn. Vốn không ưa ẩm nên cây cũng không cần nhiều nước nhưng cũng không được để đất khô hạn quá lâu. Cây không chịu được lạnh nên cần phải phủ rơm rạ giúp cây ấm vào mùa đông.
Sau một thời gian phát triển, thì cần phải thay chậu cho cây để cây ngày càng lớn nhanh và sống lâu hơn. Thời điểm thay chậu nên vào mùa nắng và phải lưu ý đất trong chậu khô ráo. Nhẹ nhàng nhấc bộ bầu rễ ra khỏi chậu, rồi cắt tỉa rễ thối, rễ dài đồng thời dùng thuốc diệt nấm, kháng khuẩn xử lý các vết cắt ấy. Tiếp đó đặt cây sang chậu mới và san lấp đất. Nên để một tuần sau khi cây đã khô thì mới tưới nước để tránh cho cây bị thối rễ.
Để cây có dáng đẹp thì phải tiến hành cắt tỉa cây. Thời điểm lý tưởng nhất để cắt tỉa là khoảng tháng 10 – 11 âm lịch, nên tránh mùa mưa để cây không bị úng rễ.
Các loại cây hoa sứ
Cây sứ đại
Cây sứ đại hay còn gọi là cây Sứ Cùi. Chúng là cây loài cây đang được yêu thích hiện nay. Cây hoa sứ đại được ưa chuộng trồng nhiều ở các chùa, đền thờ hoặc công viên đường phố.
Đặc điểm của cây hoa sứ đại
- Cây hoa sứ đại có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Du nhập và phân bố rộng khắp các vùng miền Việt Nam.
- Thân cây gỗ trung bình cao từ 3-10m; thân tròn mập; phân cành nhánh nhiều, dài, khẳng khiu cong queo, xù xì. Vỏ cây có màu trắng xám với những sẹo lá để lại, cây có nhựa mủ.
- Lá thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữa và hẹp lại ở cả 2 đầu. Lá có màu xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng và các gân viền ở mép nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá xếp sát nhau thành vòng ở ngọn cành, khi rụng để lại sẹo lớn ở cành.
- Hoa sứ đại ra những cụm hoa trên một cuống chung dài khoảng 30-50cm, phân nhánh vòng ở đỉnh, có nhiều sẹo do hoa rụng. Các bông hoa có cánh dày, mập, khi còn nụ thì xếp vặn, nở bung thì khoe sắc trắng, hồng, vàng… cùng nhị dính trên ống tràng. Hoa nở quanh năm và mang mùi thơm thoang thoảng, nồng nàn đặc trưng.
- Quả mọc choãi thẳng hàng, dài từ 10-15cm. Quả chứa các hạt có cánh nhưng ít gặp vì sứ đại khó đậu trái.
Cây hoa sứ đỏ
Cây hoa sứ đỏ với hình dáng đẹp và hoa màu đỏ nổi bật được trồng trang trí hoặc làm cây bóng mát, làm cây cảnh cho sân vườn, đường phố, đền chùa, khu nghĩ dưỡng, resort,…
Đặc điểm của cây hoa sứ đỏ
- Cây có chiều cao từ 7 – 8m
- Cây hoa sử đỏ có nhánh mập, mủ trắng
- Lá cây hoa sứ đỏ thường thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữa và hơi nhọn ở chóp lá.Lá có màu xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới lá phủ 1 lớp lông mịn, gân chính và các gân phụ nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá xếp sát nhau thành vòng ở đầu cành, khi rụng để lại sẹo trên thân cây.
- Hoa có màu đỏ thẳm, mùi thơm thoang thoảng và dịu nhẹ, nhị nhiều dính ống tràng
- Quả mọc hướng ra 2 bên, dài 10 – 15cm, hạt có cánh mỏng
- Tốc độ sinh trưởng của cây hoa sứ đỏ là trung bình
- Cây phù hợp với môi trường khí hậu ẩm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.