Cây bằng lăng cổ thụ có hoa khá đẹp và khác biệt so với loại hoa bằng lăng tím thông thường: Hoa có màu trắng tím nhạt, mọc thành cụm ở đỉnh. Mỗi cành từ 6-9 bông hoa, mỗi hoa gồm 6 thùy hình ba cạnh, có nụ hình nón, đài hình chuông và có nhiều lông mềm.
Hoa bằng lăng rừng nở vào tháng 6-7 âm lịch hằng năm, chúng mang vẻ đẹp dịu dàng, mong manh nên thường được các nghệ nhân ví “phong lan” và uốn cành, tạo dáng thành các cây săng lẻ bonsai trồng trang trí tiểu cảnh, sân vườn.
Cách chăm sóc cây bằng lăng rừng
Vốn là loại cây sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên nên bằng lăng rừng khá dễ trồng và có khả năng chịu hạn, chịu nắng nóng tốt. Cây không kén đất, phát triển mạnh trên mọi loại đất trồng, kể cả là khi trồng ở đồng bằng hay vùng núi chỉ cần đảm bảo tơi xốp và thoát nước tốt tránh bị úng cây.
Cây bằng lăng rừng ưa nắng nên khi trồng cây bạn cần lựa chọn những vị trí có đủ ánh sáng tự nhiên, không nên để cây dưới tán cây khác hoặc trong bóng râm.
Cây bằng lăng rừng được xếp vào top những loại cây công trình có hoa đẹp và ít bị sâu sâu bệnh. Nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, gieo hạt.
Ngày nay, bằng lăng rừng còn được coi là một trong những loại cây công trình có hoa đẹp, có mặt nhiều trong các thiết kế cảnh quan không gian, phong cảnh nhà vườn cũng như các thành phố, khu dân cư, khu đô thị, dọc đường cao tốc,…Cây không chỉ góp phần tạo bóng mát, làm đẹp cho cảnh quan không gian mà còn giảm thiểu được lượng lớn do ô nhiễm không khí, khói bụi, tiếng ồn.
Công dụng khác của cây bằng lăng rừng
Cây bằng lăng rừng còn được biết đến với vai trò là một loại cây mang nhiều dược tính:
- Vỏ cây là một trong những loại thuốc chữa bệnh tiêu chảy rất hiệu quả,
- Hoa cũng có thể dùng để chữa tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn có tác dụng lợi tiểu, rất tốt cho những người mắc bệnh bàng quan, thận.
- Quả cây bằng ổi dùng để đắp lên các vết thương lở loét, hạt có tác dụng an thần, chữa chứng mất ngủ.
- Lá cây còn có thể dùng để pha trà. Nhiều người dân bản địa rất thích uống loại trà này, họ thường sử dụng lá để hãm nước uống bởi trong lá bằng lăng rừng có chứa các hợp chất tanin giúp làm hạ đường huyết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.