Bên cạnh giống chà là ăn trái với giá trị kinh tế cao, dùng chà là trang trí cảnh quan cũng phổ biến, kỹ thuật chăm sóc và cách trồng cây chà là kiểng không phức tạp.
Như chúng ta đã biết, hiện nay có 3 loại cây chà là được phân biệt theo công năng chính là chà là ăn trái, chà là rừng và cây chà là kiểng. Trong đó, chà là cảnh hay cây chà là kiểng là loại cây gần giống cây cau ăn quả nhưng mang tính thẩm mỹ cao hơn. Ngày càng có nhiều người tìm mua cây chà là kiểng dáng đẹp để làm đẹp công trình cảnh quan.
1. Đặc điểm cây chà là kiểng
Cây chà là kiểng có tên khoa học là Phoenix roebelenii, thuộc họ cau. Xuất xứ ban đầu của cây chà là chưa được biết rõ vì nó được trồng trọt trong thời gian dài. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng thuyết phục giống cây này xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư.
- Cây chà là kiểng có kích thước trung bình cao khoảng 15 – 25m, có thân thẳng hoặc mọc ra nhiều thân từ gốc. Cây chà là thân cột thấp, thân có màu xám bạc, có nhiều cuống lá rụng để lại trên thân. Trên thân có nhiều sóng/cọng tỏa ra (khoảng 150), các cọng này dài khoảng 30cm và rộng 2cm.
- Lá dài 3- 5m, dạng kép lông chim, lá phụ dạng dải mảnh, đầu nhọn cứng, màu xanh. Lá mọc tập trung ở đỉnh, cong, cuống có gai dài màu vàng ở gốc.
- Tương tự như giống chà là ăn trái, cây chà là làm cảnh cũng có hoa quả và hạt bên trong. Trong đó quả chà là thường rất đẹp nên có giá trị thẩm mỹ cao. Thực tế quả chà là kiểng cũng có thể ăn được bình thường nhưng người ta sẽ ưu ái trồng cây chà là ăn trái để thu hoạch quả hơn vì năng suất cao hơn.
2. Cách trồng cây chà là kiểng
Nhìn chung tốc độ sinh trưởng của các giống chà là khá chậm. Cây chà là kiểng ưa sáng, dễ ươm trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng tốt ở nơi có bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình. Cách trồng cây chà là kiểng không quá phức tạp. Bạn có thể trồng ở mọi loại đất, trồng ở sân vườn hoặc trồng trong chậu đều được.
- Đất trồng: Cây chà là kiểng là loại cây cảnh quan thích hợp với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát nghèo dinh dưỡng, đất có nước ngầm và có độ nóng cao hay đất có độ mặn cao.
- Quy cách trồng: Thông thường người ta dùng cách trồng chà là bằng cây con từ 5-6 tháng tuổi, trồng vào đầu vụ mưa để giảm công tưới và tăng tỉ lệ sống. Ðào hố qui cách 30x30x30cm để trồng cây con, xử lý đáy hố bằng phân bón vi sinh trước khi trồng.
- Mật độ: Tùy theo địa hình của đất mà từng nơi mà có thể trồng tập trung hoặc trồng theo hàng, mật độ thường là 500 cây/ha với khoảng cách hàng cách hàng 4-6 m, cây cách cây 4-6 m.
3. Chế độ chăm sóc cây chà là kiểng
Chế độ chăm sóc cây chà là kiểng thường không có những yêu cầu quá khắc khe mà khá đơn giản nhờ khả năng sinh trưởng của cây tốt. Bạn chỉ cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:
- Mỗi tháng bón 0,01 kg phân NPK cho mỗi hố trồng.
- Tưới nước vào 6 tháng mùa khô của năm đầu mới trồng cây chà là kiểng.
- Khi cây còn nhỏ nên dọn sạch cỏ xung quanh gốc để cỏ khỏi lấn át chà là mới trồng.
- Cần tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ vào mùa khô để chống sự thoát hơi nước nhanh chóng của đất.
- Ðề phòng sùng cắn rễ, chuột phá hại rễ, thỏ rình ăn lá non khi mới trồng cây chà là kiểng con.
- Mỗi năm vào tháng 12 đến tháng 11 cần cắt lá già, khô khi lá chà là non mọc, cắt đến 5-10 lá già.
Trong quá trình áp dụng cách trồng cây chà là kiểng, nếu xuất hiện tình trạng lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Nếu bạn áp dụng chế độ chăm sóc cây chà là kiểng bình thường nhưng cây rụng lá hoặc các nhánh cây mềm, rục thì bạn cần chăm sóc cây chà là kiểng đặc biệt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khách cho người trồng xong thấy đẹp quá chụp lại khoe với vườn e đây ạ. Đẹp ko anh chị ơiiiiii😍
Giao trồng tại nhà cho anh khách. Đố mn biết ở đâu😝
Lô chà là Thái đã cập bến Việt Nam. Quẹo lựa anh chị ơi!
Tiễn các em lên xe về với thủ phủ của Rau Má😍
Mai Chiếu Thủy chưa bao giờ là hết HOT
Mai chiếu thủy siêu khủng về với chủ mới
Nhà đẹp đi cùng cây xinh thì quá tuyệt vời😝
Giao trồng kè cho khách Biên Hòa