Chà là không kén đất trồng và thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Trong kỹ thuật chăm sóc cũng có hướng dẫn thụ phấn và phòng trừ sâu bệnh cây chà là ăn trái.
Chà là có tên khoa học là Phoenix dactylifera, thuộc họ Palmae, có nguồn gốc từ Bắc Phi, được trồng phổ biến ở Hy Lạp và các quốc gia Trung Đông. Cây chà là có hình dạng giống cây dừa – một giống cây cao lớn. Thân chà là có thể cao lên đến 40m, đường kính từ 40-60cm và rễ có thể lan ra từ 10-15m, lá dài hơn lá dừa (khoảng 4-6m) và có bẹ lá chứa nhiều gai nhọn., tán lá rộng khoảng 8m.
Cây chà là được trồng để làm cảnh hoặc lấy quả đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Loại cây này không quá khó trồng, kỹ thuật không yêu cầu cao, có tể đạt năng suất cao với kỹ thuật chăm sóc cơ bản. Thời gian cần để thu hoạch quả chà là có thể kéo dài từ 80-90 năm.
1. Kỹ thuật chăm sóc cây chà là ăn trái
Chà là ăn quả thích hợp trồng trên đất cát, đặc biệt là trong vùng hoang mạc, có khả năng chịu đựng độ mặn cao và lượng mưa hàng năm từ 250mm trở lên, đặc biệt cây thích nghi tốt khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
1.1 Chuẩn bị trước khi trồng chà là ăn quả
- Đất trồng: bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại đất trồng, kể cả đất nghèo dinh dưỡng.
- Hố trồng: cần thiết lập khoảng cách hợp lý giữa các hố trồng cây từ 4-6m trở lên, kích thước lý tưởng là 30x30x30 để đặt cây non vào bên trong.
- Giống trồng: có thể chọn giống chà là lấy quả từ Dubai hoặc Trung Đông. Nếu trồng làm cảnh thì chọn giống chà là rừng hoặc chà là cảnh. Bạn có thể dễ dàng trồng chà là bằng hạt hoặc bằng cây con. Tuy nhiên trồng bằng hạt tốn nhiều thời gian và kỹ thuật ngâm, ủ, gieo hơn. Trong khi đó mua cây chà là ăn trái giống tại các nhà vườn khá dễ nên trồng chà là bằng cây con phổ biến hơn.
- Vị trí: nên trồng cây chà là ở những vị trí tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể, cây phát triển tốt và cũng phòng trừ sâu bệnh cây chà là ăn trái tốt hơn.
-
1.2 Chế độ chăm sóc cây chà là ăn trái
Kỹ thuật chăm sóc cây chà là ăn trái không quá phức tạp. Bạn có thể áp dụng những hướng dẫn sau đây.
- Tưới nước: cây nhỏ thì thời gian tưới nước có thể giãn cách định kỳ, với những cây cao lớn việc tưới nước cần thường xuyên, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả.
- Bón phân: cây có nhu cầu về phân bón không nhiều. Bạn có thể bón thúc hàng tháng với phân vi sinh hoặc phân NPK ngay từ khi cây còn non và trong giai đoạn phát triển để đảm bảo sự phát triển, khi cây đang trong giai đoạn ra hoa và phát triển quả thì bón lót để tăng năng suất sinh trưởng.
- Cắt tỉa cành: loại bỏ cành lá già, để tạo độ thoáng cho cây, giúp cây tập trung nguồn dinh dưỡng để ra hoa hoa, kết trái, kết hợp làm cỏ dại quanh gốc cây cũng giúp phòng trừ sâu bệnh cây chà là ăn trái.
- Kích thích đậu quả: thường cây chà là thụ phấn tự nhiên nhờ côn trùng đưa phấn từ hoa đực sang hoa cái. Tuy nhiên năng suất chưa đạt như kỳ vọng. Hiện nay các vùng chuyên canh sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo để tăng năng suất. Bạn có thể áp dụng theo cách thụ phấn cây chà là ăn trái ở phần sau.
- Thu hoạch quả: Chăm sóc tốt có thể thu hoạch quả sau 2 năm trồng. Chà là bắt đầu nở hoa vào tháng 2-3 và quả chín có thể thu hoạch từ tháng 8-12. Nếu trồng theo quy mô lớn thì thu hoạch đại trà chọn chùm quả chín. Còn trồng quy mô nhỏ nên thu hoạch tỉa, chọn quả chín có đủ độ mật ngọt hơn.
2. Cách thụ phấn cây chà là ăn trái
Chà là thường bắt đầu nở hoa từ tháng 2, hoa nở đón nhị đực trong 3 ngày và kết trái sau đó nếu có phấn để thụ tinh. Sau đó khoảng 3 ngày hoa sẽ héo đi nếu không có phấn. Thông thường nếu người dân trồng quy mô nhỏ, trồng trong vườn nhà để dùng thì sẽ để cây thụ phấn tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trồng quy mô lớn, trồng để thu hoạch quả thương mại thì cách thụ phấn cây chà là ăn trái nhân tạo sẽ tăng năng suất nhiều.
- Thụ phấn tự nhiên: nhờ gió và côn trùng đưa phấn từ hoa đực sang cho hoa cái. Theo hướng dẫn thụ phấn cây chà là ăn trái, nếu áp dụng phương pháp này bạn nên trồng nhiều giống khác nhau trong một vườn để tăng cường thụ phấn và tăng khả năng đậu quả.
- Thụ phấn nhân tạo: người ta sẽ dùng bông để thu phấn hoa đực vào lọ, bảo quản tốt phấn này có thể sử dụng trong vòng một năm. Cách thụ phấn là tung phấn hoa đực lên vòi nhụy cái vào mỗi sáng sớm.
3. Cách phòng trừ sâu bệnh phá hại cây
Kỹ thuật chăm sóc cây chà là ăn trái không đòi hỏi phân bón dinh dưỡng quá nhiều. Người trồng có thể áp dụng một số loại phân thuốc để phòng trừ sâu bệnh phá hại cây.
3.1 Phòng trừ gia súc phá hoại
Chà là hiếm khi bị sâu bệnh gây hại nhưng lúc mới trồng cây còn yếu cây có thể bị sùng cắn rễ, chuột phá hại rễ, thỏ rình ăn lá non, nếu tưới ít nước hoặc quá nhiều nước cũng khiến cây bị vàng lá… Vậy nên lúc mới trồng bạn cần dọn sạch cỏ xung quanh gốc để có khỏi lấn át cây con, làm rào chắn xung quanh cây con mới trồng để đề phòng chuột phá phách.
3.2 Phòng trừ nấm gây hại
Cây chà là nói chung có những bẹ lá – nơi nấm có thể gây hại. Bạn có thể phòng trừ sâu bệnh cây chà là ăn trái, phòng trừ nấm gây hại bạn có thể trộn thuốc Basudin 10H vào ruột bầu hoặc xịt Sumi eight 12,5 WP.
3.3 Phân bón tăng cường đề kháng
Để tăng cường sức đề kháng cây chà là ăn trái, giúp cây trồng luôn xanh tốt và cho năng suất trái cao, người trồng nên duy trì bón mỗi tháng bón 0,01 kg phân NPK cho mỗi hố.
Bên cạnh đó thì tưới nước và tỉa tán lá cũng là một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cây chà là ăn trái cần thiết. Cây mới trồng cần đảm bảo tưới nước ngày 2 lần trong cả một tháng đầu, cung cấp đủ ánh sáng, cắt tỉa phát quang tán lá khô sẽ giúp cây phát triển mạnh, hạn chế sâu bệnh.
Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây chà là ăn trái cũng như hướng dẫn cách thụ phấn cây chà là ăn trái, cách phòng trừ sâu bệnh phá hại cây mà bạn nên biết.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khách cho người trồng xong thấy đẹp quá chụp lại khoe với vườn e đây ạ. Đẹp ko anh chị ơiiiiii😍
Giao trồng tại nhà cho anh khách. Đố mn biết ở đâu😝
Lô chà là Thái đã cập bến Việt Nam. Quẹo lựa anh chị ơi!
Tiễn các em lên xe về với thủ phủ của Rau Má😍
Mai Chiếu Thủy chưa bao giờ là hết HOT
Mai chiếu thủy siêu khủng về với chủ mới
Nhà đẹp đi cùng cây xinh thì quá tuyệt vời😝
Giao trồng kè cho khách Biên Hòa