Cây bonsai lũa là một nghệ thuật tạo dáng bonsai xuất hiện trong những năm gần đây và dẫn trở thành trào lưu trong nghệ thuật chơi cây cảnh tại Việt Nam. Lũa chính là nghệ thuật Tanuki Nhật bản tái sinh một cuộc đời mới cho các thân cây đã chết mang giá trị triết lý và nhân văn. Tức là người nghệ nhân dùng những phần cây đã chết có độ lớn và đường cong và kỹ thuật trồng các cây non đang trên đà phát triển để tạo dáng thành cây cảnh nghệ thuật có vẻ già cỗi.
Việc tạo dáng lúa đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện và sự kiên nhẫn để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giá trị. Từ khâu lựa chọn giống gỗ và khai thác về, qua nhiều công đoạn xử lý và chế tác tạo dáng, sau đó là chèn các cây non vào phần thân gỗ lũa sao cho cây non có được sự phát triển và nên dáng theo ý của mình. Các nghệ nhân đã phải dành nhiều thời gian chắm sóc, tạo dáng, ghép cây.. để tạo ra được tác phẩm nghệ thuật hài hòa vô cùng đẹp mắt và có giá trị cao.
Ý nghĩa của cây bonsai lũa trong giới cây cảnh
Thể hiện giá trị thẩm mỹ
Bonsai là cây cảnh được yêu thích bởi hình dáng đẹp mắt, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Nhiều nhà vườn đã ghép cây cảnh bonsai gỗ lũa với tạo hình độc lạ, đẹp mắt thu hút nhiều người và được đánh giá cao trong giới. Gỗ lũa không chỉ là loại gỗ thể hiện giá trị kinh tế mà còn tạo ra nhiều sự khác biệt trong tạo hình bonsai, nâng cao tính thẫm mĩ và mang đến cho người thưởng thức cảm xúc về một sự sống. Đặc biệt nhiều cây bonsai lũa tạo hình độc lạ được người trong giới săn lùng với con số lên đến hàng trăm triệu đồng.
Có giá trị kinh tế
Cây cảnh bonsai lũa là loại hình nghệ thuật mới nhưng thu hút được sự quan tâm của nhiều dân chơi cây cảnh không chỉ bởi giá trị thẩm mỹ của nó, mà còn góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân và nhà vườn nghệ thuật.
Cây cảnh bonsai lũa có nhiều giá trị thương mại, một cây bonsai ghép lũa nhỏ có gia trị thấp nhất dao động từ 1 – 2 triệu đồng. Cây nào ghép lũa càng cổ và tạo dáng càng độc lạ thì giá trị thương mại càng cao, mang đến nguồn thu nhập tài chính cho người dân nhà vườn.
Mang ý nghĩa nhân văn và triết lý sâu sắc
Kỹ thuật tanuki chính là tái tạo lại sự sống mới cho một quá trình hàng chục năng của các giống cây cổ thụ. Nghệ thuật cây bonsai ghép lúa từ những phần thân cây tuổi đời lâu năm đã chết được tái sinh trong một cuộc đời mới.
Trong quá trình chiêm nghiệm về nghệ thuật khi chơi cây cảnh, người chơi không chỉ nhìn thấy vẻ đẹp độc đáo của cây ghép lũa, mà nó còn chứa đựng những triết lý sâu sắc ẩn chứa trong nghệ thuật này. Mỗi khi thưởng ngoạn cây, họ cảm nhận được một thông điệp sống.
Khi nhìn vào một cây “nữa sống nữa chết” thể hiện được tuổi đời của một gốc gỗ hàng chục năm để cho những cây con khác được vươn lên và sinh ra một nghệ thuật độc đáo. Đây chính là vẻ đẹp song hành tồn tài 2 yếu tố sự sống và cái chết, cổ thụ – mầm non, sinh và tử trong cùng một cây.
Mang ý nghĩa tâm linh trong phong thủy
Ghép lũa bonsai trang trí trong nhà không chỉ mang nét nghệ thuật độc đáo mà còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Gỗ lũa để tạo dáng bonsai đều là những cây cổ thụ có tuổi đời lâu năm mọc sâu trong rừng, điều kiện phát triển khắc nghiệt những vẫn trường tồn sinh sôi. Gỗ lũa kết hợp tạo dáng bonsai là cây cảnh mang đến nhiều sinh khí tốt cho gia đình, vởi tác động của thuyết ngủ hành trong phong thủy tạo nên sự cân bằng các vận khí trong nhà.
Bên cạnh đó, cây bonsai lũa còn có ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang đến những may mắn, năng lượng tích cực cho gia đình của gia chủ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.